Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt trong đời sống của loài người hiện đại, với tốc độ ở cấp số nhân, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) - hạt nhân của sản xuất xã hội. Đó được xem là cơ hội cũng như là thách thức cho vận mệnh phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào ngành này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành CBCT của Việt Nam thích ứng với Công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra những hàm ý về mặt chính sách cải thiện mức độ mức độ sẵn sàng của ngành CBCT trong thời gian tới.
|
Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu được xây dựng ở nước ta theo quy định của Luật Quy hoạch. Mục tiêu của Quy hoạch tổng thể quốc gia là xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ mang tính kết nối, đồng bộ, thống nhất cao, tạo không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững và đạt được các mục tiêu như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Những điểm mới, điểm nhấn của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: phát triển các hành lang kinh tế (HLKT), các vùng kinh tế - xã hội, vùng động lực và gắn kết phát triển các ngành, lĩnh vực với định hướng tổ chức lãnh thổ.
Từ khóa: Quy hoạch tổng thể quốc gia, Luật Quy hoạch, không gian phát triển, động lực tăng trưởng
|
Hội thảo với chủ đề "Đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500 – Báo cáo năm 2023)” do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung Việt Nam (CHLB Đức) đồng tổ chức diễn ra sáng nay, ngày 31/8 tại Hà Nội. Tại Hội thảo, Viện Chiến lược phát triển cũng chính thức công bố báo cáo VPE500 năm 2023.
Trong bối cảnh kết nối trở thành xu hướng lớn của các quốc gia khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác, kết nối
trong các lĩnh vực hạ tầng, thương mại và đầu tư, kết nối chính sách, kết nối
con người. Năm 2017, hai nước đã ký kết và bước đầu triển khai thực hiện Bản
ghi nhớ (MOU) về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành
đai” với sáng kiến "Vành đai và con đường” (BRI). Thời gian qua, hợp tác,
kết nối Việt Nam – Trung Quốc nói chung, kết nối trong khung khổ BRI nói riêng,
đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng tồn tại không ít hạn chế.
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gay gắt, chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ… cơ hội và tiềm năng hợp tác đầu tư song phương Việt Nam – Trung Quốc còn rất lớn. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội, nâng qua hiệu quả hợp tác đầu tư, cần giải quyết ngay một loạt bất cập, vướng mắc từ cả hai phía.
Mặc dù hệ tiêu chí của một nước công nghiệp hay đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa là một chủ đề không mới đối với cả trong nước và quốc tế, tuy nhiên việc xác định nó để áp dụng cho Việt Nam trong một bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động, thay đổi nhanh chóng như hiện nay vẫn rất cần thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ được đặt ra trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII . Bài nghiên cứu này có mục đích tổng quan một số các kết quả nghiên cứu cũng như đưa ra một số ý kiến cá nhân làm phong phú thêm các "góc nhìn” khác nhau về nội dung này.
|
Phân phối thực phẩm nông nghiệp là một vấn đề cấp bách ở Việt Nam do hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống chứng nhận rõ ràng và thông tin đẩy đủ về thực phẩm nông nghiệp an toàn ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và tên thương hiệu của sản phẩm. Áp dụng lý thuyết Push and Pull của Bonney và cộng sự (1999), nghiên cứu phân tích rằng chính phủ Việt Nam đã tạo ra các chiến lược và chính sách để thiết lập một hệ thống phân phối thực phẩm nông nghiệp hiện đại với thông tin về nguồn gốc thực phẩm nông nghiệp và tiêu chí an toàn và các doanh nghiệp phân phối đã đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu hóa và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những trở ngại trong việc phát triển đầy đủ hệ thống phân phối nông sản thực phẩm ở Việt Nam bao gồm: thiếu hệ thống chứng nhận để nâng cao lòng tin của khách hàng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên để đảm bảo nguồn cung bền vững và nhu cầu thị trường không dự đoán . Nghiên cứu các chính sách và sự phát triển của toàn bộ thị trường nông sản thực phẩm của Thái Lan có ảnh hưởng đến hệ thống phân phối có ảnh hưởng đến quốc gia, nghiên cứu rút ra các bài học chính sách cho Việt Nam.
|
Trong khi thế giới vẫn đang trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III, sự manh nha cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV đã được hình thành và được dự đoán sẽ có những tác động mạnh mẽ gấp bội đến sự phát triển của loài người. Liệu cuộc cách mạng lần này sẽ đem lại thách thức và cơ hội gì cho phát triển đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam?Bài nghiên cứu này sẽ cố gắng đi tìm một phần nào câu trả lời, góp phần cho những định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.
|
Khu vực Biển Đông được xem là "chỗ dựa” của hơn 500 triệu người dân và sinh kế "trực tiếp” của hơn 300 triệu ngư dân thuộc 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nằm trên vùng Biển Đông, Việt Nam được xem là quốc gia biển với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hơn 7 năm triển khai Chiến lược Biển Việt Nam, kinh tế biển và vùng ven biển ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội của nước nhà và góp phần sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
|
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa nhận định, với nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng nhanh như hiện nay, thế giới sẽ bước vào "kỷ nguyên vàng” của khí đốt tự nhiên, thông qua việc mở rộng khai thác nguồn nhiên liệu này trên toàn cầu. Tuy nhiên, LHQ và các tổ chức môi trường quốc tế đã cảnh báo về hàng loạt ẩn họa từ "kỷ nguyên vàng” của khí đốt. Trong đó, nghiêm trọng nhất là tình trạng Trái đất ấm lên nhanh hơn, do khai thác và sử dụng khí đốt.
|