Trên cơ sở tổng quan tình hình
nghiên cứu, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm, việc làm bền vững, tạo VLBV trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế và rút ra một số bài học cho Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài đã tập trung làm rõ thực trạng tạo
VLBV cho lao động trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạo VLBV cho lao
chưa đạt được sự bền vững trên cả 6 yếu tố, đó là: cơ hội việc làm, thu nhập
tương xứng, thời giờ làm việc hợp lý, việc làm ổn định và phù hợp, an sinh xã hội,
đối thoại xã hội.
Đề
tài đã đưa ra một số quan điểm và các giải pháp tạo VLBV cho lao động trong bối
cảnh cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm
2030. Trong đó, các nhóm giải pháp chính cần tập trung vào các nội dung: (i) dỡ
bỏ các rào cản cho TTKT và thúc đẩy tạo việc làm thông qua một chiến lược phát
triển ngành và thu hút FDI hợp lý; (ii) Đảm bảo chất lượng việc làm (Thúc đẩy
các quyền cơ bản tại nơi làm việc; tăng cường ASXH; thúc đẩy ĐTXH) cho lao động
trong bối cảnh cơ cấu lại nền kinh tế; (iii) Phát triển năng lực làm việc của
lao động (trang bị kỹ năng phù hợp cho NLĐ đáp ứng nhu cầu TTLĐ hiện tại và
tương lai, tăng cường kết nối việc làm cho NLĐ).
Đề tài góp
phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thúc đẩy tạo việc
làm bền vững tại Việt Nam trong giai đoạn tới theo hướng hiệu quả, sử dụng tối
ưu nguồn lực của ngành lao động cũng như nguồn lực quốc gia để phát triển kinh
tế đất nước.
Chủ nhiệm đề tài