Cơ sở khoa học xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030
Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2020 | 9:31:37 Sáng
|
Việt Nam đã xây dựng và thực hiện 3 chiến lược 10 năm phát triển kinh tế- xã hội đất nước qua các thời kỳ (1991- 2000, 2001- 2010 và 2011- 2020). Song, không có nhiều các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về cơ sở khoa học nhất là về cơ sở lý luận xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Vì vậy việc xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030 giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đồng thời đề xuất một số nội dung về quan điểm, mục tiêu phát triển đất nước trong 10 năm tới, góp phần phục vụ nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2030.
|
Từ những bài học kinh nghiệm lớn rút ra qua thực
tế lãnh đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội đất nước, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (2011) của Đảng nêu những yêu cầu mang tính nguyên tắc cơ bản
trong xác định quan điểm, đường lối phát triển kinh tế- xã hội đất nước từng thời kỳphải luôn: "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại. Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Mục tiêu
tổng quát trong các chiến lược, thể hiện cô đọng kết quả về tình hình phát
triển của đất nước trên các mặt chủ yếu về kinh tế, xã hội, chính trị, quốc
phòng an ninh và hội nhập. Như vậy, qua nhìn nhận của nhiều
nhà nghiên cứu và qua xem xét mục tiêu phát triển trong chiến lược phát triển đất nước qua các thời kỳ, về cơ bản có thể xác định: Đích đến về phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong thời kỳ chiến lược,
thể hiện kết quả phát triển chung về tình hình đất nước với những nét cốt yếu
nhất về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và vị thế của đất nước trên
trường quốc tế sau khi hoàn thành thực hiện chiến lược, kết thúc thời kỳ chiến
lược.
Qua phân
tích tình hình phát triển kinh tế- xã hội đất nước theo các quan điểm của chiến
lược 10 năm 2011- 2020 cho thấy đã đạt nhiều thành tựu kinh tế vĩ mô như: Nền
kinh tế có nhịp độ phát triển tương đối nhanh và có tính bền vững nhất định,
tăng trưởng bình quân ở mức 6,4%/năm đi đôi với kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế
được giữ khá ổn định; Quá trình "đổi mới” tiếp tục được duy trì trên nhiều mặt
của đời sống xã hội và phát triển kinh tế; Quá trình dân chủ hóa đã từng bước
được mở rộng ra toàn xã hội, cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ được hoàn
thiện một bước có những tiến bộ; Duy trì sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; Lực
lượng sản xuất đã phát triển theo hướng CNH, HĐH.
Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế- xã
hội đất nước theo các mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2011- 2020: "Cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” về cơ bản đã đạt được. Một số
mặt phát triển về xã hội đã tiệm
cận ở mức thuộc nhóm nước công nghiệp mới, nhóm nước có thu nhập quốc dân bình
quân đầu người bắt đầu bước vào mức trung bình cao. Môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định, đồng thuận, an toàn; hòa
bình được giữ vững.
Căn cứ Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) của Đảng xác định mục tiêu tổng quát "Khi kết
thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của
chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù
hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn
vinh, hạnh phúc”. Đây có thể xem chính là tầm nhìn về xây dựng và phát triển
nước ta đến những thập kỷ 2040- 2050 và trong thời kỳ 10 năm 2021- 2030. Trên
cơ sở đó nhóm tác giả đề xuất nội dung quan điểm chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030 theo 02 phương án tại Bảng 1.
Xem xét mục tiêu phát triển đất
nước qua các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm và các giai đoạn 5
năm (các kỳ Đại hội Đảng) kể từ khi thực hiện công cuộc "Đổi mới” đưa đất nước
ra khỏi khủng hoảng giai đoạn cuối những năm 1980 đến nay. Cho thấy rất rõ, nội
dung cốt yếu của mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội đất nước luôn
được xác định theo hướng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp thông qua thực
hiện tiến trình CNH, HĐH. Đây cũng là thực hiện nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và
phát triển đất nước được xác định trong Cương lĩnh (2011) của Đảng là đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước để không ngừng tiến tới "Xây dựng nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại”. Căn cứ vào tầm nhìn phát triển và mục tiêu tổng quát về
xây dựng phát triển đất nước trong Cương lĩnh của Đảng; xuất phát điểm và điều
kiện bối cảnh phát triển của đất nước thời kỳ 10 năm tới; và quan điểm chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước như đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu đề
xuất 02 phương án chủ yếu về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất
nước thời kỳ 2021- 2030 cụ thể tại Bảng 2.
Bảng
1: Các phương án đề xuất nội dung quan điểm chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội đất nước thời kỳ 2021- 2030
|
Phương án 1 |
Phương án 2 |
1. Quan điểm chủ đạo |
Phát
triển kinh tế- xã hội lấy hiệu quả bao trùm và tính bền vững làm đầu, trên cơ sở đó phát huy tối đa, tổng hợp các yếu
tố, nguồn lực cho phát triển nhanh kinh tế đi kèm với tiến bộ xã hội. |
Phát triển kinh tế- xã hội bao trùm, lấy sự tham
gia của toàn xã hội đi liền với sự tiến bộ về đời sống của tất cả các thành
viên, chủ thể trong xã hội là điều kiện tiên quyết và yêu cầu cơ bản xuyên
suốt trong chiến lược. |
2. Quan điểm
về tạo đột phá cho phát triển kinh tế |
Mạnh mẽ
đổi mới tư duy về kinh tế thị trường và về vai trò của nhà nước trong thời kỳ
mới, thực hiện quyết liệt quá trình đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới
thể chế pháp luật để nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao hơn và nhanh hơn. |
Phát triển kinh tế lấy nâng
cao chất lượng nhân lực và phát triển kinh tế số làm đột phá; hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường XHCN làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh,
phát triển nhanh và bền vững kinh tế. |
3.
Quan điểm phát triển văn hóa xã hội |
Nhanh
chóng xây dựng hoàn thiện pháp luật, chính sách để phát huy được tiềm năng,
sức bật, sự sáng tạo của từng cá nhân, chủ thể trong xã hội; không ngừng bồi
đắp và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc vào phát triển con
người, phát triển cộng đồng, xã hội, coi đây là nguồn động lực bền vững và
quan trọng hàng đầu để xây dựng phát triển đất nước |
Phát
triển văn hóa xã hội phải kết hợp chặt chẽ cả nhà
nước, người dân và các chủ thể khác trong xã hội; phát huy cao độ tính chủ
động, tự do sáng tạo của cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong xã hội; lấy giáo
dục đào tạo và xây dựng xã hội thông tin thúc đẩy kết nối giữa con người là
ưu tiên phát triển. |
4. Quan điểm
về xây dựng thể chế |
Đẩy
nhanh hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đáp ứng sự vận động phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường hiện đại;
khắc phục nhanh những tồn tại về thể chế chưa phù hợp thực tiễn đồng thời
nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật, quản lý hành chính của bộ máy
nhà nước. |
Xây
dựng hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa phải đồng bộ cả về thể chế pháp luật
và bộ máy thực thi pháp luật, bảo vệ công lý pháp luật, quản lý hành chính
nhà nước; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và hiệu lực, hiệu quả thực
thi pháp luật. |
5. Quan điểm
về hội nhập quốc tế |
Tăng
cường chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các mặt; tận dụng tối đa
các điều kiện, cơ hội bên ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội; vận hành phát
triển nền kinh tế đảm bảo có tính chủ động cao trong thích ứng với những thay
đổi bên ngoài. |
Phát triển nền kinh tế và xã hội
cởi mở với giao lưu hội nhập quốc tế; thúc đẩy mạnh mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác, đối tác quốc tế, toàn cầu trên tất cả các bình diện, lĩnh vực vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng. |
Bảng 2: Các phương án đề
xuất mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước thời kỳ 2021- 2030
Phương
án 1 |
Phương
án 2 |
Phấn đấu đến năm 2030:
-Việt Nam trở thành nước công
nghiệp, có nền kinh tế số phát triển;
- Xã hội dân chủ, công bằng,
pháp quyền nghiêm minh, có sức hấp dẫn cao về văn hóa;
- Đời sống vật chất và tinh
thần của mọi người dân đều được nâng lên tương xứng với nỗ lực của bản thân
và sự phát triển của đất nước;
- Độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia được giữ vững;
- Uy tín, vị thế của dân tộc
được nâng cao toàn diện trong quốc tế. |
Phấn đấu đến năm 2030:
- Việt Nam trở thành nước có
quy mô nền kinh tế thuộc nhóm 30 nước hàng đầu thế giới, có trình độ kỹ thuật
và sức sáng tạo cao;
- Xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh tiến bộ với thời đại, có sức hấp dẫn cao về môi trường sống và làm
việc;
- Người dân đều tự hào với
bản thân và đất nước;
- Sự cởi mở và uy tín của con
người, dân tộc Việt Nam được bạn bè quốc tế tin tưởng và đánh giá cao. |
Nguồn: Ban Chủ nhiệm đề tài
|
|