Thảo luận trực tuyến
Làm thế nào để Việt Nam có thể đảm bảo công bằng xã hội vào năm 2035?

Từ 2h đến 3h chiều ngày 3/2/2015, ông Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và ông Gabriel Demombynes, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp của WB, sẽ có cuộc thảo luận trực tuyến về những sáng kiến ưu tiên để giúp Việt Nam xây dựng một xã hội công bằng, văn minh trong 20 năm tới.

Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới từ năm 1986, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà không gây ra phân hóa giàu nghèo quá lớn, một thành tích mà rất ít các nước ở trình đột phát triển tương đương như Việt Nam có thể làm được. Hàng chục triệu người đã thoát khỏi nghèo đói. Đói nghèo cùng cực, tính theo số dân sống với mức ít hơn 1,25 USD một ngày, đã bị loại trừ. Việt Nam cũng đạt những kết quả ấn tượng trong nỗ lực cải thiện dịch vụ y tế, nâng cao tuổi thọ bình quân, tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm giảm mạnh và phạm vi bảo hiểm y tế được mở rộng đáng kể. Đại đa số trẻ em Việt Nam được đến trường và kết quả kiểm tra quốc tế về trình độ của các em vượt xa trẻ em ở nhiều nước khác, thậm chí một số nước OECD. Việt Nam cũng triển khai hệ thống lương hưu và mạng lưới an sinh xã hội ngày càng hiệu quả hơn. Các thành tựu trên là đáng được ghi nhận cùng với thành tích của Việt Nam là thoát ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp; tạo nền tảng giúp Việt Nam hội nhập quốc tế thành công hơn trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu chuyển từ nước có thu nhập trung bình thấp thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việt Nam cũng đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế, bao gồm việc chuyển đổi nhanh về nhân khẩu học, một thị trường lao động chịu áp lực cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu. Những thách thức y tế mới từ các bệnh không lây nhiễm và nhu cầu an sinh xã hội, kỳ vọng của người dân đối với nhà nước ngày càng gia tăng...Có thể nói, Việt Nam đang ở thời điểm chuyển đổi quan trọng, đòi hỏi thực hiện những cải cách mạnh mẽ, kịp thời để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, đáp ứng tình hình và yêu cầu nêu trên. Tại giai đoạn phát triển này, nhiều nước đã ra những quyết sách và nhờ đó phát triển, trong khi những nước khác lại tụt hậu.

Các nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, trong quá trình chuyển đổi, đã chuyển sự tập trung từ việc đưa người dân thoát khỏi nghèo đói cùng cực và cung cấp các dịch vụ cơ bản sang thúc đẩy bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là các dịch vụ xã hội có chất lượng cao hơn và toàn diện hơn, cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và bảo hiểm xã hội bền vững, đầy đủ hơn. Công bằng xã hội không chỉ là quan tâm đến người nghèo, mà còn đảm bảo cơ hội phát triển của tầng lớp trung lưu cũng đang gia tăng nhanh chóng... Những kinh nghiệm quốc tế nêu trên rất hữu ích đối với Việt Nam và cần được phân tích, lựa chọn, đúc kết thành những bài học tham khảo bổ ích.

Từ 2h đến 3h chiều ngày 3/2/2015, ông Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội học và ông Gabriel Demombynes, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp của Ngân hàng Thế giới, sẽ có cuộc thảo luận trực tuyến "Làm thế nào để Việt Nam có thể đảm bảo công bằng xã hội khi Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường bậc trung hiện đại vào năm 2035? ” Cuộc thảo luận sẽ do ông Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng, điều phối.

Đâu là những sáng kiến ưu tiên để giúp Việt Nam có một xã hội hòa nhập trong 20 năm tới? Hãy tham gia thảo luận với chúng tôi!

 
Nội dung cuộc thảo luận
 
Cốm duchai@gmail.com - Địa chỉ: Hải Phòng hỏi:
Người dân nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số tham gia như thế nào vào công cuộc phát triển? Họ cần gì để khẳng định vị thế của họ trong xu thế chung của thời đại?

Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Thời gian của chúng ta đã hết. Rất tiếc chúng tôi không thể đề cập đến tất cả các câu hỏi của quý vị. Tôi hy vọng buổi thảo luận trực tuyến đã cho quý vị những thông tin bổ ích. Chúng tôi mong quý vị tiếp tục suy nghĩ về đề tài và trao đổi với chúng tôi, để chúng ta cùng đạt được hòa nhập xã hội ở mức cao hơn ở Việt Nam.

Ông Gabriel Demombynes trả lời:

Tôi rất thích cuộc trò chuyện vừa rồi. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm và tham gia. Chúng tôi chưa thể trả lời được hết các câu hỏi do thời gian có hạn. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi gì, các bạn có thể trao đổi với tôi trên địa chỉ Twitter @gdemom, các bạn có thể viết câu hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Câu hỏi cuối cùng dành cho ông Đặng Nguyên Anh. Theo ông, ba thách thức về thể chế lớn nhất ngăn cản chúng ta đạt được hòa nhập xã hội là gì?

Ông Đặng Nguyên Anh  trả lời:

Vấn đề thứ nhất là sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế mà lẽ ra phải được xóa bỏ từ lâu. Cơ chế ưu đãi doanh nghiệp nhà nước trong giao đất, vay vốn, tạo thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế đầu tư vào những lĩnh vực kém hiệu quả đã dẫn đến tình trạng làm giầu cho một số cá nhân, nhóm lợi ích trong khi không tạo ra nhiều việc làm cho người dân, dẫn đến sự chênh lệch giầu nghèo gia tăng nhanh.

Thứ hai, Việt Nam chưa có sự can thiệp kịp thời đối với vấn đề chênh lệch giầu nghèo gay gắt hiện nay. 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4 % thu nhập và chi tiêu quốc gia, trong khi, con số này với 10% giầu nhất là 30%. Chênh lệch giữa hai nhóm này về thu nhập là 8 lần. Bên cạnh đó, chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị cũng đang gia tăng nhanh và chưa được điều chỉnh hiệu quả. Thực trạng này khiến cho lao động nông thôn bỏ quê hương đồng ruộng ra thành phố kiếm sống và gia nhập đội quân nghèo đô thị. Sau 30 năm, nông dân vẫn là tầng lớp thụ hưởng ít nhất thành quả của công cuộc đổi mới phát triển.

Thứ ba, hiện tượng không công bằng trong việc sử dụng nhân tài cũng là một cản trở lớn đối với hòa nhập xã hội. Những người kém tài thiếu đức thông qua những con đường khác nhau để chiếm giữ những vị trí quan trọng, nhiều bổng lộc và quyền lực, để rồi làm thất thoát những tài sản lớn của quốc gia. Điều này làm thui chột tính tích cực xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc, mất lòng tin trong xã hội. Tôi cho rằng công tác cán bộ cần phải có những bước đột phá ngay trong thời gian tới.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Câu hỏi cuối cho ông Gabriel. Theo ông tham nhũng và lời ích nhóm có tác động gì đến việc đạt được hòa nhập xã hội?

Ông Gabriel Demombynes trả lời:

Rõ ràng, tham nhũng là một trở ngại đối với thực hiện mục tiêu hòa nhập xã hội ở nhiều phương diện. Thứ nhất, việc đòi hối lộ khiến cho chỉ có những người có tiền hối lộ mới được tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục. Như vậy, là không công bằng và không đảm bảo xã hội. Thứ hai, việc tham nhũng của công làm giảm nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình xã hội. Thứ ba, khi người dân cảm nhận rằng một số người có được địa vị hay của cải do tham nhũng thì niềm tin đối với thể chế nhà nước sẽ bị giảm sút, từ đó gây ra bất ổn xã hội. Chúng tôi cũng đã bàn luận về một số vấn đề như vậy trong phần phân tích nhận thức về bất bình đẳng trong báo cáo Điểm Tình hình Vĩ mô tháng 7/2014  (Taking Stock July 2014).


Đỗ Đức Chi doducchi1954@yahoo.com - Địa chỉ: 4/599pham văn Đồng hỏi:
qua thời gian hội thảo vừa qua, tôi tự nhận thức được, như vậy công bằng xã hội không hoàn toàn do một mình nhà nước quyết định, hoặc do một phía nhân dân quyết định, vậy cần phải phối hợp thế nào/. ? ngày hôm nay, chúng ta thảo luận đúng vào kỷ niệm 85 năm ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, cá nhân tôi càng nhớ tới câu nói của Bác Hồ kính yêu: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng ! xin mời các chuyên gia cho thêm ý kiến về khía cạnh này, trân trọng cám ơn.

Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Độc giả Đỗ Đức Chi có một câu hỏi hay: Chúng ta có nên yêu cầu người giàu ở Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho xã hội hay không, ví dụ thông qua việc trả thuế? Xin mời ông Đặng Nguyên Anh.

Ông Đặng Nguyên Anh  trả lời:

Việt nam khuyến khích làm giầu hợp pháp và đảm bảo công bằng xã hội. Việc đóng góp nhiều hơn từ người giầu là hợp lý bởi song song với việc làm giầu thì trách nhiệm chia sẻ rủi ro với người dân và xã hội là cần thiết. Thông qua hệ thống thuế thu nhập và tài sản, những trường hợp thu nhập cao sẽ đóng thuế cao hơn và nhà nước có trách nhiệm điều tiết nguồn lực này cho an sinh xã hội và trợ giúp xã hội cho những đối tượng yếu thế, kể cả nạn nhân của thiên tai và những nhóm xã hội bị tổn thương do thảm họa thiên nhiên. Vào năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế thị trường bậc trung hiện đại, trong đó số lượng người giầu và trung lưu sẽ nhiều hơn. Họ sẽ chiếm đa số trong xã hội và trách nhiệm của họ đối với thiểu số còn lại là rất cần thiết.


Nguyễn Ngoc Anh ngocanh@depocen.org hỏi:
Cải cách thể chế ở Việt Nam để đảm bảo sự hoà nhập nhiều hơn nên được tiến hành như thế nào, và các ông có thể cho biết nước nào có thể là một mô hình tốt để VN có thể tham khảo?

Nguyễn Ngoc Anh ngocanh@depocen.org hỏi:
Tăng trưởng kinh tế và hoà nhập xã hội không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Vấn đề thể chế tốt (good governance institution) đóng vai trò hết sức quan trọng trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vậy theo ông, Việt Nam trong 10-20 năm tới cần xây dựng những thể chế kinh tế-xã hội nào để đảm bảo một xã hội hoà nhập hơn?

Đỗ Đức Chi doducchi1954@yahoo.com - Địa chỉ: 4/599pham văn Đồng hỏi:
Tôi thấy nhiều câu hỏi của các vị tham gia thảo luận đang xoáy về công bằng xã hội, nhưng theo tôi mỗi thời điểm có mức độ công bằng khác nhau (lúc cao lúc thấp, khi ở diện rộng, khi ở diện hẹp), hội thảo của chúng ta mang tính học thuật, vậy các vị chuyên gia cho biết thêm về Công bằng và quyền công bằng !?

ngochung ngochung@thesaigontimes.vn - Địa chỉ: 35 Nam kỳ khởi nghĩa, quận 1, tphcm hỏi:
Theo hai vị, hầu như chưa có nước nào khẳng định đất nước họ đã đảm bảo công bằng, xã hội... cả. Vậy, lý do gì WB lại chọn chủ đề này và nếu những nước nào đó trên thế giới đạt tiêu chí cong băng xã hội thì đó là những tiêu chí gì. Tuy nhiên, có thể đó là tiêu chí của các vị, còn những người khác, họ có tiêu chí về công bằng xã hội khác các vị thì sao? và như vậy, các vị có chấp nhận tiêu chí công bằng xã hội của người khác không? Ý cuối cùng, tại sao lại chon mục tiêu vào 2035 mà không phải một cột mốc sớm hơn hay xa hơn. Cảm ơn nhiều. Hy vọng, những ý trong câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ.

trả lời:



Đỗ Đức Chi doducchi1954@yahoo.com - Địa chỉ: 4/599pham văn Đồng hỏi:
Việt Nam sẽ xây dựng được mục tiêu phát triển 2035 theo xu thế tất yếu là hội nhập kinh tế toàn cầu với biện pháp chính là công nghiệp hóa, nhưng công bằng xã hội và lợi ích nhóm, lợi ích cộng đồng hoạt động theo qui luật với bản chất tự nhiên riêng của nó, vậy giải quyết mâu thuẫn chủ yếu này như thế nào?

trả lời:



Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Bây giờ chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của độc giả Phan Mạnh Tuấn: đâu là những nhân tố dẫn tới thành công và thất bại trong thực hiện cơ chế để đảm bảo hòa nhập xã hội? Xin hãy chia sẻ một trường hợp thất bại và các vấn đề đã được giải quyết/ không được giải quyết như thế nào? Đâu là những bước đi khó khăn nhất trong quá trình thúc đẩy/ đấu tranh để đảm bảo tính hòa nhập xã hội? Xin mời ông Gabriel.

Ông Gabriel Demombynes trả lời:

Không có công thức duy nhất để đảm bảo thành công trong việc thực hiện mục tiêu hòa nhập xã hội. Theo tôi, điều quan trọng hơn là chính phủ nỗ lực thực sự trong việc thực hiện mục tiêu này và tất cả các thành viên trong xã hội đều có tiếng nói. Việt Nam vẫn luôn được coi là một trường hợp thành công trong việc đảm bảo hòa nhập xã hội từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nhưng những thành công trong quá khứ không thể đảm bảo được thành công trong tương lai.

Trong Báo cáo Việt Nam 2035, chúng tôi đang nghiên cứu những thách thức mới mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong việc đảm bảo hòa nhập xã hội trong thời gian tới.

Có nhiều quốc gia chưa thành công lắm trong việc đảm bảo hòa nhập xã hội. Ví dụ, ở nhiều nước Châu Phi cận Sahara, nơi tôi làm việc trước đây, chính sách của chính phủ chỉ mang lại lợi ích cho tầng lớp trên chiếm tỷ lệ thấp trong xã hội. Thể chế ở nhiều nước như vậy khiến cho tiếng nói của nhiều thành phần xã hội bị loại trừ.

Tôi cũng muốn chia sẻ thêm một vài ý để trả lời câu hỏi dành cho ông Đặng Nguyên Anh ở trên về việc phải hy sinh tăng trưởng để thực hiện mục tiêu hòa nhập xã hội:
 
Nhiều người thường nghĩ rằng có sự đánh đổi giữa mục tiêu hòa nhập xã hội (hay công bằng xã hội) và sự tăng trưởng nhưng hiện nay các chuyên gia kinh tế đã đi đến đồng thuận rằng có nhiều chính sách có thể vừa thúc đẩy hòa nhập xã hội, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, việc đảm bảo tất cả các thành viên trong xã hội đều được tiếp cận với các cơ hội được coi là đóng vai trò thiết yếu trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nếu một số bộ phận dân chúng không được đảm bảo dinh dưỡng hoặc không có cơ hội học hành, họ sẽ không thể phát huy được hết tiềm năng của họ và điều đó sẽ hạn chế tăng trưởng.

Ngoài ra, các chính sách giúp mọi người ứng phó với rủi ro một cách hiệu quả có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng. Ví dụ, người ta có thể ngại rời bỏ đồng ruộng và theo đuổi các cơ hội ở thành phố vì sợ thất nghiệp hoặc ốm đau khi ở xa gia đình. Nếu có cơ chế bảo hiểm trong xã hội để họ không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro như vậy, ngừơi dân sẽ có khả năng di cư hoặc chuyển sang những công việc có năng suất cao hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng. 


Đỗ Đức Chi doducchi1954@yahoo.com - Địa chỉ: 4/599pham văn Đồng hỏi:
Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương do thảm họa thiên nhiên, nên chăng đến năm 2035 cần xây dựng cơ chế từ bây giờ huy động mức đóng góp nhiều hơn từ những người giàu ở Việt Nam cho sự nghiệp phòng chống thảm họa thiên nhiên (Ví dụ chúng tôi hiện thấy có nhiều xe ô tô rất sang trọng của lớp người giàu đang được lưu hành, họ sẵn sàng đóng góp nhiêu hơn?)

trả lời:


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Thưa ông Đặng Nguyên Anh, theo ông hòa nhập xã hội bao nhiêu là đủ? Để có hòa nhập xã hội thì có phải hy sinh tăng trưởng kinh tế không?

Ông Đặng Nguyên Anh  trả lời:

Không có giới hạn về vấn đề hòa nhập xã hội. Nhưng cần thiết là phải có mức độ hòa nhập tối thiểu trong một xã hội. Vì hòa nhập xã hội là cơ sở cho gắn kết xã hội, một vấn đề hết sức quan trọng để một xã hội tồn tại và phát triển.

Thực ra, không nên đặt vấn đề phải có sự hy sinh tăng trưởng để đổi lấy hòa nhập xã hội vì tăng trưởng (thu nhập, việc làm, cơ hội kinh tế…) là điều kiện cần để đảm bảo sự hòa nhập. Ví dụ, phát triển doanh nghiệp là biện pháp để thanh niên và lao động trẻ tiếp cận việc làm và có thu nhập tốt hơn, giảm nghèo và hòa nhập xã hội nhiều hơn.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Thưa ông Gabriel, hiện nay, những vấn đề lớn nhất ở Việt Nam liên quan đến chuyện hòa nhập xã hội là gì?

Ông Gabriel Demombynes trả lời:

Trong Báo cáo 2035 chúng ta đang nghĩ đến 2 nhóm vấn đề. Thứ nhất, làm sao để bảo đảm những người kém may mắn nhất được tham gia. Thứ hai, làm sao để bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội Việt Nam để họ khỏi bị ảnh hưởng bởi những rủi ro mà quốc gia phải đối mặt. trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại ở ngưỡng thu nhập trung bình.

Nhóm vấn đề đầu tiên chúng ta đã quen thuộc. Nhóm vấn đề này liên quan tới các vấn đề về bình đẳng cơ hội. Ví dụ, về dinh dưỡng, giáo dục cơ bản, và tiếp cận các dịch vụ khác.

Nhóm vấn đề thứ hai bao hàm những yếu tố về hòa nhập xã hội ở cấp độ tổng thể hơn. Những vấn đề chính mà chúng tôi đang xem xét trong khuôn khổ của Báo cáo Việt Nam 2035 bao gồm: hệ thống/ mạng lưới để hỗ trợ cho người già, lưới an sinh xã hội, bảo hiểm y tế, và các thể chế trong thị trường lao động.

Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình với tầng lớp trung lưu chiếm đa số trong xã hội thì có 2 thay đổi chính. Thứ nhất, Việt Nam phải đối mặt với những rủi ro mới. Thứ hai, người dân cũng có những kỳ vọng mới về vai trò của chính phủ. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi về chính sách.


Vũ Kim Duyên duyenussh.psy@gmail.com hỏi:
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về văn hóa nghèo và văn hóa nhóm yếu thế ở Việt Nam? theo ông thì yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cao khả năng hòa nhập, thích ứng của nhóm yếu thế trong cộng đồng? cảm ơn ông!

trả lời:



Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Như vậy, hòa nhập xã hội chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế, hay còn còn liên quan đến các vấn để khác nữa như chính trị, văn hóa? Chúng ta có thể đo Hòa nhập xã hội như thế nào?

Ông Đặng Nguyên Anh  trả lời:

Thông thường, khái niệm này bắt đầu từ vấn đề kinh tế vì nó thể hiện sự công bằng trong cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển, việc làm và thu nhập. Nhưng chiều cạnh xã hội cũng hết sức quan trọng. Vì cũng có trường hợp có hòa nhập kinh tế nhưng không có hòa nhập xã hội. Ví dụ, người lao động ở khu công nghiệp ở Việt Nam có thể có thu nhập tương xứng với sức lao động bỏ ra, song đời sống xã hội và tinh thần của họ thì nghèo nàn và hòa nhập xã hội rất thấp.

Hiện nay, tổ chức OECD đã đưa ra một hệ thống chỉ số đo lường về khái niệm này, trong đó chú ý đến sự tham gia của người dân; quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như thông tin, giáo dục, y tế, việc làm, pháp luật. Các chỉ tiêu này thể hiện tiếng nói và sự đóng góp bình đẳng của mọi người dân trong xã hội và thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng, bất kể họ là ai.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Còn ông Gabriel, theo ông nghĩ Social Inclusion được hiểu như thế nào?

Ông Gabriel Demombynes trả lời:

Tôi không có ý kiến gì về việc lựa chọn thuật ngữ trong Tiếng Việt. Tôi không có lợi thế so sánh trong lĩnh vực này. Khi nói về từ "social inclusion” (tạm dịch là "hòa nhập xã hội”) thì chúng ta thường nói đến nghĩa rộng, không phải chỉ khía cạnh kinh tế. Social inclusion có nghĩa là tất cả mọi người đều được tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội và hưởng tất cả lợi ích và cơ hội trong xã hội.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Chủ đề của chúng ta hôm nay là Social Inclusion, và câu hỏi của tôi cho ông Đặng Nguyên Anh là khái niệm Social Inclusion trong Tiếng Việt là gì? Và chúng ta có thể hiểu nó như thế nào?

Ông Đặng Nguyên Anh  trả lời:

Khái niệm Social Inclusion không có nguyên nghĩa trong Tiếng Việt. Có văn bản dịch là hòa nhập xã hội, có văn bản lại nói là tăng trưởng cho tất cả mọi người hoặc bao trùm xã hội. Nếu dịch là công bằng xã hội thì cũng chưa chuẩn vì công bằng xã hội là mục tiêu cần đạt được. Tôi sử dụng thuật ngữ này với ý nghĩa là tăng trưởng cho tất cả mọi người hoặc tránh loại trừ về mặt xã hội.


Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Xin chào tất cả các bạn. Chúng ta bắt đầu buổi giao lưu trực tuyến. Tôi là Đặng Hoàng Giang. Hôm nay tôi hân hạnh trao đổi vơi ông Đặng Nguyên Anh, viện trưởng Viện Xã Học (thuộc Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) và ông Grabriel Demombynes, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới.

Ông Đặng Hoàng Giang trả lời:

 Hiện tại 2 khách mời đã có mặt ở buổi tọa đàm để trả lời các câu hỏi của độc giả
 
 

Le Thi Kim Thoa lethikimthoa_hmu@yahoo.com - Địa chỉ: 56/221 Giap Bat, Hoang Mai, Hà Nội hỏi:
Trong 20 năm tới nữa, Việt Nam cần có những chiến lược gì trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để giúp người dân thoát nghèo và cung cấp các dịch vụ cơ bản hướng tới thúc đẩy bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người ? đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói ? vai trò của chính quyền các cấp trong việc giải quyết những vấn đề này như thế nào ? cần phải có những chính sách gì ? trong báo cáo chúng ta cần đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này.

Đặng Hoàng Giang giang.dang@gmail.com hỏi:
Xin chào các bạn! Tôi là Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng. Hôm nay tôi sẽ điều phối cuộc thảo luận trực tuyến này. Cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong 10 phút nữa. Mời các bạn đặt câu hỏi và theo dõi thảo luận trên trang này.

trả lời:



Phan Mạnh Tuấn tuanconsultant.vietnam@yahoo.com hỏi:
Để có thể cung cấp được thêm các dịch vụ xã hội và đảm bảo anh sinh xã hội tốt hơn trong vòng 20 năm tới thì chính phủ phải đầu tư nhiều hơn rất nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng ngay từ bây giờ, trong khi đó, ngân sách của quốc gia ngày càng trở nên hạn hẹp. Theo ông/ bà, chính phủ Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này như thế nào ?

Phan Mạnh Tuấn tuanconsultant.vietnam@yahoo.com hỏi:
Đâu là những nhân tố dẫn tới thành công và thất bại trong thực hiện cơ chế để đảm bảo hòa nhập xã hội? xin hãy chia sẻ một trường hợp thất bại và các vấn đề đã được giải quyết/ không được giải quyết như thế nào ? Đâu là những bước đi khó khăn nhất trong quá trình thúc đẩy/ đấu tranh để đảm bảo tính hòa nhập xã hội

trả lời:



Nguyen Tri Dzung dzung.nguyentri@gmail.com - Địa chỉ: Hai Ba Trung district, Hanoi - Vietnam hỏi:
Từ nay đến năm 2035 liệu Việt Nam có thể đảm bảo được hòa nhập xã hội mà không cần có những cải cách mạnh và triệt để về chính trị và cơ cấu kinh tế không ? Việt Nam cần có đổi mới mạnh mẽ với sự tham gia thực chất của các tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt là của khu vực tư nhân, người dân nông thôn và dân tộc thiểu số trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ nguồn lực, giám sát chi tiêu ngân sách nhà nước và tái phân phối thu nhập. Đồng thời, hệ thống chính trị (chính phủ và Đảng) cần phải có những cam kết mạnh mẽ và những hành động trên thựcj tế (dưới sự giám sát của xã hội dân sự và giới truyền thông) để hướng tới đảm bảo tự do tranh luận và phản biện xã hội về các luật quan trọng, trong quá trình hoạch định, thực hiện chính sách và ra quyết định.

Lý Thị Thanh Hương lyhuongvh@gmail.com - Địa chỉ: Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. hỏi:
Mặc dù chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ rất quan tâm tới người thiểu năng trí tuệ. . Nhưng hiện tại phần lớn những người đó vẫn phải sống phụ thuộc vào gia đình. Đặc biệt là giới nữ. Đa phần họ không được chăm sóc một cách đầy đủ, thậm chí một số bị xâm hại tình dục, kết quả là có những đứa trẻ không bố ra đời. Vậy trong quá trình phát triển, Việt Nam cần có chính sách gì đối với những người như vậy?

Nguyen Tri Dzung dzung.nguyentri@gmail.com - Địa chỉ: Kim Nguu, Hai Ba Trung - Hanoi hỏi:
2. Liệu có thể đảm bảo sự gia tăng công bằng xã hội ở Việt nam mà vẫn theo đuổi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó duy trì độc quyền nhà nước trong một số nghành kinh tế như xăng dầu, điện, khai khoáng,... hay duy trì tình trạng con yêu con ghét trong nghành hàng không, ngân hàng,... ví dụ the WB gần đây khuyến nghị nghành điện EVN tăng giá thay vì khuyến nghị phá bỏ độc độc quyền nhà nước trong phân phối điện để hướng tới có cạnh tranh thực sự trong nghành điện, đây có phải chiến lược WB đang áp dụng để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ mô hình độc quyền nhà nước trong nền kinh tế Việt nam?

Nguyen Tri Dzung dzung.nguyentri@gmail.com - Địa chỉ: Kim Nguu, Hai Ba Trung - Hanoi hỏi:
1. Hiện nay bất bình đẳng về thu nhập, về tiếp cận các nguồn lực giữa nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến mẫu thuẫn xã hội cũng như gia tăng bức xúc trong xã hội, nhất là với nhóm thu nhạp cao do tham nhũng hay do thân hữu với các nhà hoạch định chính sách. Vậy theo các chuyên gia, đặc biệt là với vai trò của the WB - ngân hàng thế giới là định chế tài chính rất có ảnh hưởng ở Việt nam thì các bạn sẽ khuyến nghị chính sách gì cho Đảng và chính phủ Việt nam để đảm bảo giảm mâu thuẫn và tăng cường hoà hợp giữa các nhóm bất bình đẳng này để huy động sự đoàn kết và đồng lòng trong quá trình phát triển sắp tới của Việt nam.

Nguyễn Thị Khánh Như khanhnhu566@gmail.com - Địa chỉ: Hàm Tân - Bình Thuận hỏi:
Xin chào các chuyên gia. Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh tôi đã gặp rất nhiều cụ già bán vé số và ăn xin. Đáng thương hơn là những em nhỏ xin ăn phải nằm dưới nắng cả ngày trời trong khi ở tuổi đó các bạn khác được vui chơi và học hành đầy đủ. Vậy cho tôi hỏi công bằng ở đâu, nhà nước mình định làm gì để giải quyết tình trạng này và khi nào thì mới giải quyết được?

Mai Hoa hoa123@yahoo.com hỏi:
Xin chào các chuyên gia. Tôi muốn hỏi làm thế nào để đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ cơ bản? Một đứa trẻ ở nông thôn không có cơ hội được học tiếng Anh, học kỹ năng mềm, v.v... thì làm sao có thể cạnh tranh với trẻ con ở thành phố được?

Vi Văn Duy duyonlyone.92tn@gmail.com - Địa chỉ: Đức Thắng- Bắc Từ Liêm- Hà Nội hỏi:
Hiện nay có rất nhiều cụ già tuổi đã cao, sức yếu nhưng tôi vẫn thấy họ phải đi bán vé số hoặc những đồ vặt như tăm, kẹo ở ven đường, các bến xe bus, xe khách. Quả thật rất thương tâm! Vậy cho tôi hỏi, hiện tại đã có chính sách hỗ trợ nào của Nhà Nước dành cho đối tượng là người già không nơi nương tựa chưa? Đó là những chính sách nào? Hiệu quả thực hiện các chính sách đó như thế nào?

Minh Chung minhchung_jazz@yahoo.com - Địa chỉ: Cầu Giấy Hà Nội hỏi:
Công bằng xã hội theo tôi hiểu sẽ liên quan mật thiết tới chính sách bảo vệ người dân và thực hiện minh bạch. Làm sao để chính sách cho người dân được đảm bảo thực hiện? Làm sao để có thể xóa bỏ được tham nhũng (hiện nay tham nhũng tràn lan khi những người có chức có quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn để tự lợi và cố tình tạo ra áp lực để thu lợi với những người dân và doanh nghiệp phụ thuộc)? Làm sao để giám sát việc thực hiện chi tiêu tiền thuế của dân đóng dùng đúng mục đích, dùng hiệu quả? Làm sao để người dân được nâng cao mức sống đồng đều để không dồn về thành phố xin việc?

Vu ha Havu.ilssa@gmail.com - Địa chỉ: Hoàn kiếm, hà nội hỏi:
Xin Ông cho biết định nghĩa về công bằng xã hội và hoà nhập xã hội và hoà nhập xã hội? Tiêu chí xác định đã đạt công bằng xh và hoà nhập xh là gì?

trả lời:


L N Bhola Lnb.Odiex@gmail - Địa chỉ: Bhubaneswar-India hỏi:
HIệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ cho thấy "Việt Nam có các nguồn lực để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong các năm tới”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nên đặt ra tầm nhìn và hành động để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao hơn.

trả lời:


John W. McCoy jwmccoy@ozemail.com.au - Địa chỉ: Medlow Bath NSW Australia - currently in Vietnam hỏi:
Để đạt được các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần tập trung vào việc cải cách trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các chính sách và thủ tục từ Ngân hàng nhà nước áp xuống các ngân hàng tư nhân và thuộc sở hữu nhà nước. Liệu có một yêu cầu thay đổi cụ thể đối với ngành ngân hàng để tác động và làm lợi cho sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam? Liệu có một mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ để các doanh nghiệp này phát triển chung theo xu hướng của đất nước.

trả lời:


To Nhien ntnhien@hotmail.com hỏi:
Ngày 10/12/2014, Diễn đàn kinh tế thế giới phát hành báo cáo về Chỉ số thực hiện kiến trúc năng lượng toàn cầu (Global Energy Architecture Performance Index 2015). Chỉ số này đánh giá 18 chỉ tiêu theo 3 trụ cột: tăng trưởng kinh tế và phát triển, bền vững về môi trường, và tiếp cận năng lượng và an ninh. Việt Nam đứng thứ 77 trên 125 quốc gia, so với báo cáo năm 2014, Việt Nam thụt 2 bậc. Cải cách năng lượng là cần thiết để đảm bảo xây dựng khả năng phục hồi trong tương lai, cũng như phát triển bền vững. Cải cách về năng lượng là điều bắt buộc chứ không phải “có cũng tốt” đối với một đất nước công nghiệp hóa. Chính phủ Việt Nam sẽ làm gì để cải cách chiến lược năng lượng khi Viện Năng lượng, trực thuộc bộ Công Thương, không có cơ sở dữ liệu về năng lượng? Nên nhớ rằng, một phân tích dữ liệ

Ngô Thị Lan Phương lanphuongscode@gmail.com - Địa chỉ: 16/369 Quynh Alley, Hai Ba Trung, Hanoi hỏi:
Chúng tôi hy vọng năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành một nước có mức thu nhập trung bình khá, không còn người nghèo khổ. Nông dân không phải lo lắng nhiều đến biến đổi khí hậu vì ngay từ bây giờ, chính phủ đã có những chính sách thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một trong những hành động thiết thực là lồng ghép BĐKH vào KH phát triển KTXH địa phương. Các địa phương cần được trang bị kiến thức kỹ năng để có thể lập kế hoạch có sự tham gia của người dân đồng thời gắn các yếu tố thích ứng BĐKH vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Để làm được điều này, chính phủ cần sự phối hợp của các tổ chức nhân dân, XHDS (NGO) để góp phần thúc đẩy tiến trình, bởi các tổ chức này luôn có những thế mạnh trong việc phát huy nội lực cộng đồng ở cấp cơ sở - và đó là mảng còn yếu của các cơ quan nhà nước.

Dinh Khanh Le le.dinh@mekongeconomics.com - Địa chỉ: 9B, Yen The, Nguyen Thai Hoc, Dong Da, Ha Noi hỏi:
Ngành dịch vụ đang có đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam, trong đó dịch vụ vận tải, giao nhận là một trong bốn lĩnh vực quan trọng của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, do sự chồng chéo trong quản lý hoạt động vận tải, giao nhận giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các quy định và cam kết quốc tế không rõ ràng đã gây khó khăn đối với các doanh nghiệp vận tải giao nhận trong nước khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ Việt Nam có các chính sách và chiến lược gì trong các năm tới để giải quyết tình trạng này?

Dinh Khanh Le khanhle.ftu@gmail.com - Địa chỉ: 6/356, Bui Xuong Trach, Thanh Xuan, Hanoi hỏi:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phát triển bền vững vẫn là vấn đề cần phải bàn thảo nhiều hơn. Ông có thể cho biết quan điểm của ông và các kế hoạch của nhà nước để giải quyết vấn đề này?

Nguyễn Thị Minh minhthach55@gmail.com hỏi:
Sinh viên giỏi ra trường hiện nay chưa chắc có việc làm. Việc sắp xếp công việc vào vị trí của các văn phòng nhà nước, hầu hết đều do người trên nâng đỡ người dưới. Mục đích của người đi làm trong văn phòng nhà nước trở nên chỉ là để kiếm 1 chỗ làm để có cơm ăn, chứ không phải phát huy năng lực của bản thân mình. Do đó, phát sinh ra các chiêu trò để giữ vị trí, giữ cái ghế của mình. Giải pháp tôi đề nghị là: phải thi tuyển thẳng, cạnh tranh công bằng dựa trên năng lực mới có thể cải thiện hệ thống dịch vụ công. Tôi xin cảm ơn.

Đỗ Huyền dohuyen@gmail.com hỏi:
1. Một nền kinh tế thị trường bậc trung hiện đại được hiểu như thế nào trong bối cảnh phát triển Việt Nam hiện nay, thưa ông Gabriel?
 
2. Công bằng xã hội luôn khó đạt được ở bất kỳ xã hội, quốc gia nào. Ngay trong một quốc gia với chế độ chính trị hướng tới quân bình chủ nghĩa như của Việt Nam, chúng ta đều thấy ''''công bằng'''' chỉ là điều mong muốn đạt được đề trên câu khẩu hiệu hướng tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vậy theo Viện trưởng Đặng Nguyên Anh, chúng ta nên bắt đầu từ đâu ngay từ ngày hôm nay? để đảm bảo công bằng?
 
3. Cuộc trao đổi đang hướng tới quá nhiều vấn đề cùng một lúc, với viễn cảnh tương đối xa so với thực tại. Nên bàn từng vấn đề, từ câu chuyện đảm bảo công bằng xã hội, hòa nhập xã hội , bẫy thu nhập trung bình của hiện tại trước.

trả lời:



Linh linh@gmail.com hỏi:
Ông định nghĩa thế nào là công bằng xã hội? Công bằng về lao động, về khả năng thành công, hay về thụ hưởng của cải? Có ý kiến phản biện rằng, người giàu và người nghèo cùng có 24 giờ, vậy tại sao người giàu phải đóng thuế nhiều hơn? Tại sao không có một mức thuế chung cho mọi người, còn ai có khả năng, chăm chỉ và một chút may mắn thì sẽ thành công hơn. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?

trả lời:



Phạm Việt Cường Dir.cuong@gmail.com - Địa chỉ: Hà Nội hỏi:
Giáo dục Việt Nam rất kém và lạc hậu, sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều chủ yếu là do đào tạo lý thuyết chưa gắn thực tế. Với nền giáo dục như vậy thì việc ưu người nghèo đi học liệu họ ra trường có xin được việc không? Bản thân người nhà tôi đi học trường nghề rất nhiều nhưng ra trường đều không sử dụng tới nó như vậy là đầu tư lãng phí. Vậy có cơ chế nào hỗ người người nghèo tìm việc không? Cám ơn ông !

trả lời:



Cuộc thảo luận kết thúc. Cảm ơn bạn đọc và các vị khách mời!
 
Chuyên gia Xem thêm
Video
Wait for downloading or browser does not support
Ảnh

VĂN PHÒNG HÀNH CHÍNH BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BÁO CÁO VIỆT NAM 2035

Địa chỉ: 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (+84)-4-38462125 - Fax: (+84)-4-38452209 - Email: vietnam2035@mpi.gov.vn
ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG | CHÍNH SÁCH BẢO MẬT