Tham dự buổi làm việc, về
phía Viện Chiến lược phát triển có ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban, Ban Dự báo
kinh tế ngành và doanh nghiệp; đại diện Phòng Quản lý khoa học và đối ngoại và
một số cán bộ thuộc Viện.
Về phía đoàn cán bộ Viện
Konrad Adenauer Stiftung Việt Nam có bà Vũ Thị Thu Phương, Quản lý Chương
trình, Văn phòng Konrad Adenauer Stiftung Việt Nam và bà Ngô Minh Nguyệt, Trợ
lý Chương trình, Văn phòng Konrad Adenauer Stiftung Việt Nam.
Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn
Quốc Trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển chia sẻ, Viện Chiến lược
phát triển là tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện
chức năng nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
quy hoạch cấp quốc gia, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu
tư công của quốc gia; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực nghiên
cứu khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch theo quy định của pháp luật. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, Viện được sáp
nhập thêm hai đơn vị đó là Trung tâm Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và Tạp
chí Kinh tế và dự báo. Hiện nay, Viện đang chờ được Bộ trưởng phê duyệt chức
năng, nhiệm vụ mới. Phó Viện trưởng Nguyễn Quốc Trường cho biết, trong thời
gian vừa qua, Viện là đơn vị chủ trì xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 và vừa hoàn
thành nhiệm vụ chủ trì xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong thời gian tới, Viện được giao chủ trì xây dựng
Báo cáo Việt Nam 2045 và nhiều báo cáo khác.
Phó Viện trưởng Nguyễn Quốc
Trường mong rằng, ngoài hai dự án Viện KAS đang thực hiện với Trung tâm Dự báo
kinh tế - xã hội quốc gia (cũ) chuyển về Viện Chiến lược phát triển, trong thời
gian tới hai Viện sẽ có những hợp tác sâu và rộng hơn.
Đại diện Viện KAS, ông
Florian Feyerabend, Đại diện thường trú, Văn phòng Konrad Adenauer Stiftung Việt
Nam đã cho biết, Viện KAS là một Viện chính trị gần gũi với
Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo. Nguyên tắc chỉ đạo trong công tác của Viện KAS
là tự do, công bằng và đoàn kết. Hiện nay, Viện KAS có 109 văn phòng đại diện
hoạt động trên thế giới.
KAS hoạt động tại Việt Nam từ
năm 1993. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế của mình, KAS hỗ trợ các nhà
hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và tham mưu
chính sách cũng như các tổ chức chính trị-xã hội trong việc nâng cao các định
chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và quyền con người ở Việt Nam. Viện KAS
đồng thời hoạt động nhằm tạo lập nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển
bền vững về kinh tế, sinh thái và xã hội. Tất cả các chương trình được xây dựng
và thực hiện với sự hợp tác từ các đối tác ở cấp trung ương và địa phương của
Việt Nam. Viện KAS hoạt động tại Việt Nam với 04 lĩnh vực chính là: Nhà nước
pháp quyền, dân chủ nghị viện, kinh tế thị trường xã hội bền vững, hội nhập khu
vực và quốc tế. Hiện nay, Viện KAS có những đối tác tại Việt Nam như: Bộ Tư
pháp, Văn phòng Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Trường Đại học quốc gia Hà Nội,
Học viện Ngoại giao Việt Nam,…
KAS hợp tác với Trung tâm Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia (cũ) nay chuyển sang Viện Chiến lược phát triển
02 dự án, gồm: Báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE-500) và
Dịch chuyển lao động tại Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Hai dự
án bước đầu đã có kết quả nhất định.
Cụ thể hơn về hai sự án Viện
Chiến lược phát triển hợp tác cùng với Viện KAS, ông Trần Toàn Thắng, Phụ trách
hai dự án cho biết, Báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
(VPE-500) đã hoàn thành báo cáo năm 2022 và được nhiều cơ quan, tổ chức đặc biệt
quan tâm. Báo cáo được dùng như một phép đo hằng năm cho doanh nghiệp tư nhân.
Ông Trần Toàn Thắng nhấn mạnh, báo cáo năm 2023 sẽ bổ sung những thiếu hụt của
năm 2022 để báo cáo được hoàn thiện hơn và khẳng định sẽ đưa ra được báo cáo
thường niên về vấn đề này. Đối với dự án Dịch chuyển lao động tại Việt Nam đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, là dự án phối hợp giữa ba bên: Ban Kinh tế
Trung ương, Viện Chiến lược phát triển và Viện KAS. Hiện nay dự án đang tiếp tục
được thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành muộn nhất vào tháng 8 năm 2023.
Tại buổi làm việc, hai bên
cũng đã chia sẻ, trao đổi về nhiều nội dung như: Nghiên cứu về dịch chuyển lao
động tại Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 có thể là nghiên cứu đầu
vào cho Báo cáo Việt Nam 2045 mà Viện Chiến lược phát triển chuẩn bị thực hiện;
phía Viện KAS mong muốn được Viện Chiến lược phát triển làm cầu nối kết nối với
các địa phương để hiện thực hoá các mục tiêu tại Việt Nam;…
Kết thúc buổi làm việc, hai
Viện đều mong muốn sẽ kết nối thường xuyên và có nhiều hợp tác sâu và rộng hơn
trong tương lai./.
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển