Thực
trạng và phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
Ông Lê Ngự Bình cho biết, cấu
trúc mạng lưới cơ sở GDNN phân bố trường được lựa chọn đầu tư theo tiêu chí trường chất lượng cao: Đồng bằng
sông Hồng 35,6%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 24,4%; Đông Nam Bộ 22,2%;
Trung du và miền núi phía Bắc 8,9%; Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đều
4,4%.
Phân bố trường đào tạo theo
nhóm ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế: đối với trường đào tạo
các nhóm ngành nghề trọng điểm quốc gia: Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông
Hồng 27,9%; sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 24,4%; thứ ba là Trung
Du và miền núi phía Bắc 19,5%; thứ tư là Đồng bằng sông Cửu Long 14,2%; thứ năm
là Đông Nam Bộ 9,7%; thứ sáu là Tây Nguyên 4,4%.
Trường đào tạo các nhóm
ngành nghề trọng điểm khu vực ASEAN: (1) Trung Du và miền núi phía Bắc 54,3%;
(2) Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 16,3%; (3) Tây Nguyên 12,4%; (4) Đồng
bằng sông Cửu Long 8,1%; (5) Đồng bằng sông Hồng 7,4%; (6) Đông Nam Bộ 1,6%.
Trường đào tạo các nhóm
ngành nghề trọng điểm quốc tế: (1) Đồng bằng sông Hồng 35,4%; (2) Bắc Trung Bộ
và duyên hải miền Trung 22,3%; (3) Đông Nam Bộ 22,1%; (4) Trung Du và miền núi
phía Bắc 9,1%; (5) Đồng bằng sông Cửu Long 7,4%; (6) Tây Nguyên 3,8%.
Đội ngũ nhà giáo GDNN phân
chia theo cơ sở GDNN năm 2020: Cả nước có 83.959 giáo viên, trong đó: Trường CĐ:
37.235 giáo viên; Trường trung cấp: 13.295 giáo viên; Trung tâm giáo dục nghề
nghiệp: 23.086 giáo viên; Cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN: 10.343 giáo
viên.
Hạ tầng cơ sở GDNN năm 2020:
Số xưởng thực hành/ thí nghiệm trung bình mỗi trường là 11,7; Số thư viện trung
bình mỗi trường là 1,7; Số Hội trường trung bình mỗi trường là 1,4; Số nhà hiệu
bộ trung bình là 7,5; Số phòng ký túc xá trung bình của mỗi trường là 16,8; Số
nhà ăn trung bình của mỗi trường là 0,7; Số khu thể thao trung bình mỗi trường
là 0,7.
Kết quả đào tạo cho thấy, tỷ
lệ tốt nghiệp ở GDNN còn thấp, nhất là ở trình độ Trung cấp, Cao đẳng so với số
lượng tuyển sinh đầu vào. Thực tế này có thể xuất phát từ chất lượng đào tạo,
năng lực học tập của người học cũng có thể do bản thân người học như bỏ học giữa
chừng để tham gia vào thị trường lao động hoặc chuyển sang học đại học.
Ban soạn thảo đã đề ra mục
tiêu phát triển mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia theo hướng hiện đại, dễ tiếp cận,
đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào
tạo nghề nghiệp chất lượng cao, có sức cạnh tranh và sáng tạo trong từng giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tham gia hiệu quả vào thị trường
đào tạo nhân lực và thị trường lao động không biên giới và hội nhập quốc tế. Cụ
thể:
- Đến
năm 2025, hình thành mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia tinh gọn, hiệu quả thông qua
việc sắp xếp lại các cơ sở GDNN chất lượng cao hiện có theo hướng phân tầng chất
lượng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng, từng địa
phương và định hướng phát triển của các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
trong cùng giai đoạn.
- Đến
năm 2050, mạng lưới cơ sở GDNN quốc gia phát triển bảo đảm chuẩn
hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước
phát triển, thu nhập cao, có trình độ quản trị hiện đại; đồng thời góp phần có
hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giaTại hội thảo, báo cáo đã nhận được
nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu; đại diện Bộ Xây dựng cũng như các chuyên gia và đại
biểu đến từ các viện nghiên cứu khác.
Thực
trạng và phương hướng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm
Ông Lê Ngự Bình cho biết, đối
với thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, hiện nay có 240 trường
đại học, 25 học viện, trong đó: 175 trường công lập, 62 trường tư thục và dân lập,
5 trường có 100% vốn nước ngoài, 36 viện nghiên cứu đào tạo tiến sĩ. Cao đẳng
có 23 cao đẳng sư phạm, 20 cao đẳng có đào tạo sư phạm mầm non.
Quy mô sinh viên tăng đáng
kể trong vòng 20 năm qua, với trên 50% sinh viên nữ. Tuy nhiên, từ những
năm 2010, quy mô sinh viên gần như không thay đổi nhiều. Tỷ lệ người học
đại học còn thấp so với các nước trong khu vực.
Mục tiêu phát triển mạng lưới
cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời gian tới: Phát triển nền GDĐH và
đào tạo giáo viên chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiện đại, đáp ứng
yêu cầu và dẫn dắt phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân. Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐH
tốt nhất khu vực Đông Nam Á.
Tại hội thảo, các báo cáo đã
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn
quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa biểu đế từ Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các đại biểu khác tham dự hội thảo.
Kết thúc hội thảo, TS. Cao
Viết Sinh, Tổ trưởng Tổ chuyên gia tư vấn về quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đánh giá các cao báo cáo trình bày buổi hôm nay. Tuy nhiên, để đảm bảo
nội dung đưa ra phù hợp với vị trí của ngành trong Quy hoạch tổng thể quốc gia,
Ban soạn thảo cần phối hợp với Viện Chiến lược phát triển, đồng thời bám sát
Khung định hướng để đưa vào báo cáo những nội dung quan trọng, mang tầm quốc
gia./.
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.