Tham dự hội thảo có TS. Trần
Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển; Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng
Vụ Quản lý quy hoạch, Giám đốc Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể
quốc gia và quy hoạch vùng;; các chuyên gia thuộc Tổ chuyên gia tư vấn về quy
hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương và đại diện các Viện nghiên cứu
các Bộ, ngành là đơn vị tư vấn lập hợp phần của Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn
Bá Ân, Chuyên gia Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho biết, để hoàn thiện báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia một cách có hiệu
quả nhất, Viện Chiến lược phát triển đã phối hợp với Vụ Quản lý quy hoạch tổ chức
các buổi hội thảo xin ý kiến các chuyên gia trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia ở các đơn vị nghiên cứu về
một số hợp phần trong Quy hoạch tổng thể quốc gia. Hội thảo lấy ý kiến đối với
hợp phần "Thực trạng và phương hướng
phát triển công nghiệp quốc gia” là rất cần thiết, vì đây là một ngành kinh
tế quan trọng của quốc gia.
Tại hội thảo, đại diện nhóm
nghiên cứu hợp phần về công nghiệp trình bày "Thực trạng và phương hướng phát
triển công nghiệp quốc gia”. Trong bài viết, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết,
nội dung báo cáo hợp phần công nghiệp gồm 5 phần chính: (1) Thực trạng phát triển
công nghiệp Việt Nam; (2) Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến 2050; (3) Định hướng phát triển công nghiệp; (4) Giải pháp phát triển
công nghiệp; (5) Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.
Theo đánh giá của nhóm
nghiên cứu, công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế của
Việt Nam: Trong giai đoạn 2010-2020, tính trung bình công nghiệp chiếm trên 30%
mỗi năm trong GDP của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp là ngành đóng góp lớn
nhất cho ngân sách nhà nước. Sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc
độ cao trong giai đoạn 2010-2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng
bình quân 8,6% một năm. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng liên tục
trong giai đoạn 2010-2020; năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ đạt
693 nghìn tỷ đồng; năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 1.406
nghìn tỷ đồng.
Tuy nghiên, ngành công nghiệp
Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng
được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tái cơ cấu các
ngành công nghiệp thực hiện còn chậm; trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp,
chậm được đổi mới; chưa thu hút mạnh mẽ lao động; năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp còn thấp; khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực
và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế;…
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một
số mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởng
ngành công nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đạt khoảng
8-8,5%/năm; Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt cao hơn
tốc độ tăng của ngành công ngiệp (phấn đấu đạt trên 10%/năm); Tỷ trọng giá trị
sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối
thiểu 45%;… và giai đoạn đến 2050: Tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới
của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; Tiếp tục nâng cao tỷ
trọng công nghiệp trong GDP. Phấn đấu đưa tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
chiếm 90-95% trong cơ cấu kinh tế cả nước. Tỷ trọng giá trị sản phẩm từ trung
bình đến công nghệ cao trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt từ 55-60%;
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp, tiếp tục duy trì và ổn định
trong nhóm ba nước đứng đầu ASEAN về phát triển công nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu
đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 03 nhóm giải pháp, gồm: Giải pháp cơ chế chính
sách thu hút đầu tư; Giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp; Giải pháp về
cơ chế, chính sách.
Tại hội thảo, báo cáo đã nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên trong Tổ chuyên gia tư vấn quy hoạch
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu và các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu.
Kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn
Văn Hội, Viện trưởng Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương chân thành cảm
ơn và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp
thu và chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo gửi Viện Chiến lược phát triển tổng hợp đưa
vào báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển